Sơn epoxy cho sàn tầng hầm – Quy trình thi công sơn epoxy cho sàn tầng hầm

Quy trình thi công sơn epoxy cho sàn tầng hầm như thế nào? Vậy sơn cho sàn tầng hầm có những ưu điểm gì? Hãy cùng APT tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Các siêu thị, tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại thường có khu vực tầng hầm để xe nhưng đây lại là nơi có độ ẩm cao và chịu nhiều tác động của xe cộ nhất. Để giảm bớt những vấn đề này, nhiều tòa nhà lựa chọn sơn cho sàn tầng hầm.

Ưu điểm của sơn epoxy cho sàn tầng hầm

  • Khả năng chống ăn mòn tốt, tăng tuổi thọ cho sàn bê tông

Là nơi có nhiều xe cộ qua lại nên sàn bê tông chịu nhiều tác động lực mạnh. Khi phủ một lớp sơn epoxy, sàn sẽ được bảo vệ và chống lại các tác nhân đó. Sơn bám chặt với kết cấu bê tông, hạn chế tối đa bụi bẩn, xăng dầu rơi rớt trên sàn.

  • Khả năng chống trơn trượt tốt

Dốc tầng hầm là nơi rất dễ xảy ra những tai nạn do trơn trượt, nhưng khi được phủ một lớp epoxy, bề mặt sẽ có độ ma sát hơn, chống trơn trượt ngay cả khi sàn ẩm ướt.

  • Có tính thẩm mỹ cao

Không chỉ có khả năng chống ăn mòn và chống trơn trượt tốt, sơn epoxy còn có rất nhiều gam màu để lựa chọn. Mặt sàn được phủ một lớp sơn bóng đẹp, màu sắc hài hòa tạo không gian thoáng mát, sạch sẽ và đảm bảo vệ sinh.

 

untitled2800600720x400
Thi công sơn epoxy gốc dầu KERASEAL ADO121 cho sàn tầng hầm

 

Quy trình thi công sơn epoxy cho sàn tầng hầm

Sơn epoxy dành cho tầng hầm có 2 loại chính là sơn epoxy hệ lăn và sơn epoxy hệ tự san phẳng. Nhưng với những khu vực tầng hầm không chịu tác động lực lớn, người ta thường sử dụng sơn epoxy hệ lăn để tiết kiệm chi phí. Để thực hiện, người thi công cần nắm được 5 bước sau:

Bước 1: Xử lý bề mặt sàn

Việc xử lý bề mặt sàn là công đoạn đầu tiên. Mặc dù không khó để thực hiện nhưng công đoạn này vẫn đòi hỏi sự tỉ mỉ từ người thi công.

Sử dụng máy mài sàn 3 pha công nghiệp để tạo độ nhám cho mặt sàn, sau đó dùng máy hút hụi làm sạch hoàn toàn bụi bẩn trước khi thi công.

Bước 2: Thi công lớp sơn lót

Sơn lót là bước quan trọng giúp kết nối lớp sơn phủ với sàn bê tông, cũng như giúp sàn bê tông cứng, rắn và bền hơn. Vì vậy, người thi công cần phủ đều tại các vị trí trên mặt sàn, đảm bảo lớp phủ tiếp theo có độ bám dính tốt nhất.

 

 

6000800
Thi công sơn epoxy gốc dầu KERASEAL ADO121 cho sàn tầng hầm

 

 

Bước 3: Trám vá bề mặt

Đây là thao tác giúp bề mặt sàn tầng hầm đạt được độ phẳng tuyệt đối. Những vị trí chưa hoàn hảo trên mặt sàn sẽ được phủ 1 lớp vữa chuyên dụng, sau đó người thi công tiến hành xả nhám và tiếp tục làm sạch mặt sàn.

Bước 4: Thi công lớp phủ sơn epoxy thứ nhất

Với lớp phủ này, người thi công có thể dùng rullo lông ngắn hoặc súng phun sơn, nhưng với mỗi loại sơn súng phun sơn cần được sử dụng với tỉ lệ khác nhau phù hợp với từng loại sơn. Ví dụ như: Sơn epoxy không dung môi KERASEAL ADO121 của APT nên sử dụng máy phun sơn có bơm phun một pittong với đầu phun Vonfram 0.015 inch theo tỉ lệ 20:1. Tốt nhất nên trộn 5% dung môi trước khi dùng.

 

 

900500
Thi công sơn epoxy gốc dầu KERASEAL ADO121 cho sàn tầng hầm

 

 

Bước 5: Thi công sơn epoxy cho sàn tầng hầm lớp phủ thứ hai

Trước khi phủ lớp sơn thứ hai, người thi công cần tiến hành kiểm tra toàn bộ bề mặt, khắc phục các sự cố trên mặt sàn.

Thông thường thời gian tối thiểu phủ lớp sơn tiếp theo là 12 giờ, thời gian tối đa phủ lớp tiếp theo là 48h. Vì vậy, ít nhất sau 1 ngày thi công người thi công mới có thể phủ lớp sơn tiếp theo. Sau 24h, bề mặt hoàn thiện và có thể đi lại nhẹ nhàng.

Chủ đầu tư nên sử dụng loại sơn nào để thi công sơn tầng hầm?

KERASEAL ADO121 là hệ thống phủ hai thành phần không dung môi và phenol. Sản phẩm cung cấp khả năng bảo vệ bề mặt sàn với tải trọng từ nhẹ đến trung bình. Điều này đáp ứng đúng yêu cầu của sàn tầng hầm, nơi có nhiều xe cộ qua lại với trọng tải thấp.

Sản phẩm đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ chủ đầu tư, nhà thầu lớn và chúng tôi cũng tin rằng bạn cũng sẽ hài lòng với chất lượng sản phẩm của APT. Để được tư vấn và đặt hàng ngay, chủ đầu tư, nhà thầu liên hệ 0904 339 299!