Thi công sơn chống nóng APT: Bước quan trọng để bảo vệ công trình của bạn

Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu đã mang lại những ngày nắng nóng gay gắt, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn tạo ra thách thức đối với các công trình xây dựng. Hiểu được điều này, APT đã nghiên cứu và phát triển Kera Cool Coat - Sản phẩm sơn chống nóng dành riêng cho mái tôn và các khu vực tường đứng. Vậy quy trình thi công sơn chống nóng mái tôn Kera Cool Coat như thế nào? Trong quá trình thi công bạn cần lưu ý điều gì? Bạn hãy cùng APT tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

I.Ý nghĩa của việc thi công sơn chống nóng APT trong bảo vệ công trình xây dựng

Thời tiết nắng nóng không chỉ làm tăng nhiệt độ bên trong công trình, ảnh hưởng đến môi trường sống mà còn tăng nguy cơ hỏng hóc, biến dạng vật liệu xây dựng. Từ đó, làm tăng chi phí bảo trì, bảo dưỡng tại các công trình dân dụng và công nghiệp.

thicongchongnongmaitonapt24112023

Việc sử dụng sơn chống nóng là bước quan trọng để bảo vệ công trình của bạn khỏi tác động khắc nghiệt của nắng nóng. Sơn có tác dụng giảm nhiệt độ trên bề mặt, phản xạ bức xạ mặt trời, duy trì nhiệt độ mát mẻ bên trong và bên ngoài công trình. Đồng thời, việc sử dụng sơn chống nóng còn đảm bảo tính bền vững và tuổi thọ cho các công trình xây dựng, tiết kiệm chi phí bảo trì, bảo dưỡng.

II. Công tác chuẩn bị trước khi thi công sơn chống nóng

1.Đối với khu vực mái tôn

-Kiểm tra vết nứt và hỏng hóc: Thực hiện kiểm tra kỹ lưỡng các vết nứt, hỏng hóc trên bề mặt mái tôn. Việc này giúp phát hiện và sửa chữa các vấn đề trước khi sơn để tránh việc sơn lên bề mặt không đồng nhất và đảm bảo tính kết dính của bề mặt.

-Rửa sạch bề mặt: Sử dụng nước rửa sạch bề mặt mái tôn để loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ và các vật liệu dư thừa khác. Điều này tạo điều kiện tốt nhất để sơn bám dính và thẩm thấu trên bề mặt.

-Thời gian để bề mặt khô ráo: Sau khi rửa và làm sạch bề mặt, cần phải đợi cho bề mặt khô hoàn toàn trước khi tiến hành sơn. Điều này giúp sơn có thể bám dính tốt nhất và đạt được hiệu suất tối ưu.

2.Đối với mái tôn cũ

Nếu có rỉ sét hoặc các vết ố, cần loại bỏ chúng bằng cách sử dụng các chất tẩy hoặc cọ chà để đảm bảo bề mặt sạch và sẵn sàng cho quá trình sơn.

3.Đối với khu vực tường đứng

Kiểm tra tường để đảm bảo bề mặt thi công mịn màng và không có bất kỳ vết nứt nào. Nếu có vết nứt, chúng cần được sửa chữa bằng hóa chất chuyên dụng để tránh tình trạng nước sơn thấm vào các khe hở, gây hại cho bề mặt tường.

III. Các bước thi công sơn chống nóng cho khu vực mái tôn

1. Phương pháp thi công sơn chống nóng trên mái tôn

-Phương pháp phun sơn: Sử dụng máy phun sơn để đảm bảo sự đồng đều trên toàn bề mặt. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và đảm bảo lớp sơn được phân phối đều trên mọi khu vực. Đối với các khu vực nhỏ hoặc khó tiếp cận, có thể sử dụng rullo lăn sơn.

Lưu ý: Bạn có thể sử dụng rullo lăn trên toàn bộ diện tích bề mặt mái nhưng nên sử dụng súng phun sơn để đạt được bề mặt mịn, xốp và có tính đồng nhất. 

2. Các bước thi công sơn chống nóng trên mái tôn

Bước 1: Khuấy trộn sơn

Kera Cool Coat là sản phẩm một thành phần. Vậy nên bạn chỉ cần mở nắp và khuấy đều trong 2 phút.

khuaytronsonchongnongkeracoolcoatapt24112023

Bước 2: Thi công sơn lót Primer Cool Coat

Primer Cool Coat là sơn lót được thiết kế để chống thấm và tăng khả năng bám dính giữa lớp Kera Cool Coat và bề mặt. Nên sử dụng súng phun sơn để đạt được hiệu quả tốt nhất. Đặt đầu súng phun cách bề mặt từ 30 đến 50 cm. Phun cho đến khi màng sơn được che phủ đồng đều. Để khô tối thiểu 24 giờ trước khi thi công lớp tiếp theo.

Lưu ý: Đối với mái tôn cũ thay vì sử dụng lớp lót Primer Seal Coat, người thi công cần xử lý bề mặt, đánh gỉ cơ học. Sau đó sử dụng sơn chống rỉ Primer Seal Coat của APT. Sản phẩm được thiết kế sử dụng làm lớp sơn bảo vệ cho bề mặt kim loại bị oxi hóa, rỉ sét trước khi thi công lớp sơn phủ. Đợi khô tối thiểu 18 tiếng trước khi thi công lớp sơn phủ tiếp theo. Đối với bề mặt mái tôn đã sơn bảo vệ, không cần sử dụng sơn lót. Trong quá trình thi công, cần tăng định mức thi công vật liệu KeraCool coat để đảm bảo độ che phủ tốt nhất.

thicongsonlotchongnongprimercoolcoat24112023

Bước 3: Thi công sơn chống nóng Kera Cool Coat lớp thứ nhất.

Sơn được thi công tốt nhất khi sử dụng thiết bị phun sơn chuyên dụng. Giữ nhịp di chuyển đều tay, lặp lại nhiều lần, đảm bảo độ che phủ kín, tạo màng bề mặt đồng nhất và không có lỗ kim. Lưu ý, vật liệu sau khi mở nắp không nên để quá 24 giờ. Điều này sẽ làm giảm chất lượng của bề mặt hoàn thiện.

thicongsonchongnongaptlopthunhatapt24112023

Bước 4: Thi công sơn chống nóng Kera Cool Coat lớp thứ hai

Sau 4 giờ người thi công có thể thi công thêm lớp sơn thứ hai để đảm bảo độ che phủ, cũng như tăng cường khả năng chống nóng của vật liệu.

Lưu ý:

-Che chắn và phong tỏa khu vực thi công bằng bạt che, tránh thi công làm ảnh hưởng đến khu vực xung quanh.

-Không thi công khi trời mưa, gió to hoặc thời tiết quá nóng >40 độ C.

-Kiểm tra bề mặt thi công khô hoàn toàn trước khi thi công lớp phủ tiếp theo.

 Bằng cách thực hiện các bước trên một cách cẩn thận và kỹ lưỡng, quá trình thi công sơn chống nóng mái tôn sẽ mang lại kết quả bền vững và hiệu quả.

 >> Xem video quy trình thi công chi tiết tại đây:

 

3. Các bước thi công sơn chống nóng trên tường đứng

Phương pháp thi công sơn chống nóng Kera Cool Coat cho khu vực tường được thực hiện tương tự như đối với khu vực mái tôn. Tuy nhiên, trước khi thi công người thi công cần loại bỏ lớp sơn cũ và bụi bẩn sau đó làm sạch bằng nước sạch. Không nên trộn thêm nước trong quá trình thi công.

IV. Công tác quản lý và bảo trì, bảo dưỡng sau thi công

1. Hướng dẫn về bảo dưỡng và kiểm tra định kỳ

Bảo dưỡng định kỳ: Lập kế hoạch bảo dưỡng định kỳ để kiểm tra tình trạng của lớp sơn chống nóng trên bề mặt thi công. Điều này giúp phát hiện sớm các vết nứt, hỏng hóc, hoặc mất màu, từ đó thực hiện các biện pháp sửa chữa kịp thời.

Kiểm tra độ bền: Thực hiện kiểm tra bằng máy đo nhiệt độ trên bề mặt lớp sơn phủ. Điều này giúp bạn đảm bảo sơn vẫn giữ được tính chất chống nóng và không bị mài mòn do tác động của thời tiết.

Thực hiện bảo trì định kỳ cho hệ thống thoát nước: Đảm bảo rằng hệ thống thoát nước hoạt động tốt để ngăn chặn sự tích tụ nước mưa và ngăn chặn sự ăn mòn của mái tôn.
2. Xử lý các sự cố duy trì hiệu quả của sơn chống nóng

Sửa chữa các vết nứt và hỏng hóc: Ngay khi phát hiện các vết nứt hay hỏng hóc, thực hiện sửa chữa kịp thời để ngăn chúng lan rộng và giữ cho lớp sơn luôn trong tình trạng tốt nhất.

Xử lý vết ố và bụi bẩn: Duy trì sạch sẽ bề mặt mái tôn để ngăn chặn sự tích tụ của bụi bẩn có thể ảnh hưởng đến khả năng chống nóng.

Bằng cách thực hiện các biện pháp quản lý và bảo dưỡng sau thi công một cách đều đặn, bạn sẽ giữ cho lớp sơn chống nóng trên mái tôn luôn trong tình trạng tốt nhất và đảm bảo được sự bền vững và hiệu quả của nó trong thời gian dài.

Có thể thấy, chỉ với một số thao tác thi công cơ bản, bạn đã có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng bề mặt thi công. Nếu thi công tại các khu công nghiệp, trên diện tích lớn, bạn hoàn toàn có thể sử dụng lao động tại nhà máy. Để được tư vấn và khảo sát tận nơi vui lòng liên hệ APT Việt Nam theo số điện thoại 0904 339 299!

>>Xem thêm tin tức: bảng báo giá sơn chống nóng mái tôn mới nhất