Các loại sơn dùng cho công nghiệp

Sơn là 1 công đoạn quan trọng trong quy trình hoàn thiện các công trình kiến trúc nội và ngoại thất. Với những ưu điểm vượt trội đã trở thành loại vật liệu xây dựng được ứng dụng nhiều nhất trong đa dạng các loại công trình và thiết kế nội thất ngoại thất thì sơn epoxy, sơn dầu và sơn nước có thể xem là 3 loại sơn công nghiệp phổ biến nhất hiện nay. Hãy cùng APT tìm hiểu về 3 loại sơn này nhé.

Sơn epoxy có đặc tính khô nhanh, tính chất bay hơi thấp, khi sơn epoxy được thi công và đóng rắn tạo ra lớp phủ bảo vệ bền, có độ cứng tuyệt hảo, độ bóng cao, dễ làm sạch bằng nước hay các dụng cụ thông thường.

Một trong những điểm mạnh của sơn epoxy là tính co ngót thấp trong khi đóng rắn, lực kết dính, tính chất cơ lý tuyệt vời của epoxy giúp vật liệu bám dính cực tốt lên các bề mặt như: kim loại, nhựa, bê tông, kính, gỗ…

Nhờ những ưu thế trên nên sản phẩm được sử dụng để thi công trong các nhà máy sản xuất, gara ô tô, tầng hầm để xe, bệnh viện.

Ngoài ra 3 dòng sơn epoxy, sơn dầu, sơn nước cũng là sản phẩm nằm trong 3 loại sơn công nghiệp phổ biến đang được các nhà đầu tư lựa chọn nhiều nhất.

Dòng Sơn dầu:

  • Có độ bám dính tốt và độ phủ cao, khả năng chống thấm nước, kháng vi khuẩn, nấm mốc cho các vật dụng bằng gỗ, kim loại như đồ nội thất bằng gỗ, bằng sắt, cửa cổng gỗ, sắt,…
  • Màu của sơn dầu rất phong phú, đẹp và bền màu theo thời gian. Do vậy, các vật dụng khi được sơn dầu sẽ trở nên đẹp, bắt mắt hơn và được bảo vệ trước các tác động của môi trường bên ngoài.
  • Quá trình khô của màng sơn dầu đều trải qua 2 giai đoạn: một số hỗn hợp trong sơn dầu sẽ bị bốc hơi, chỉ còn lại chất liên kết và tinh màu. Sau đó, dưới tác động của môi trường, chất liên kết này sẽ phản ứng oxy hóa, khô lại, cứng giòn.
  • Với những tính năng trên, sơn dầu được ưa dùng làm giải pháp cho các bức tranh trang trí tường hoặc biến cả không gian tường thành những mảng trang trí sáng tạo, mang tính đặc trưng cao.

Dòng Sơn nước:

  • Là một hỗn hợp đồng nhất, trong đó chất tạo màng liên kết với các chất màu tạo màng liên tục bám trên bề mặt vật chất. Hỗn hợp được điều chỉnh với một lượng phụ gia và dung môi tùy theo theo tính chất của mỗi loại sản phẩm.
  • Nhiều màu sắc phong phú đa dạng, với những tính chất lý hóa quan trọng giúp bám dính trên nhiều bề mặt khác nhau nhằm bảo vệ vật liệu tránh hư hỏng và kéo dài tuổi thọ vật liệu theo thời gian.
  • Chính vì thế, sơn nước được sử dụng phổ biến trong nhiều công trình hiện nay. Không chỉ mang đến bề mặt công trình đẹp, sơn gốc nước còn hội tụ nhiều ưu điểm như dễ lau chùi, không bám bẩn, mùi nhẹ, an toàn cho con người và thân thiện với môi trường, nhất là với những loại sơn cao cấp được làm từ công nghệ nhựa polymer tân tiến.