Nên sử dụng sơn epoxy antistatic hay gạch vinyl chống tĩnh điện để chống tĩnh điện cho sàn công nghiệp?

Trong các nhà máy sản xuất, sự di chuyển liên tục của con người, xe kéo, máy móc trên sàn nhà xưởng tạo ra lực ma sát cực lớn trên bề mặt sàn, gây ra hiện tượng tĩnh điện trong khu vực nhà máy.

untitled3

Trên thực tế có 2 giải pháp chính giúp chống tĩnh điện cho sàn nhà máy: Gạch vinyl chống tĩnh điện và sơn sàn epoxy antistatic nhưng đâu là giải pháp tối ưu nhất? Để biết ta nên sử dụng giải pháp nào thì hãy cùng tìm hiểu ưu điểm, nhược điểm của gạch vinyl chống tĩnh điện và sơn chống tĩnh điện.

Gạch Vinyl là gì?

Sàn nhựa Vinyl (tên tiếng anh là Galaxy Vinyl Flooring): hay còn gọi là gạch Vinyl được làm từ nhựa PVC + 10% bột đá và các chất phụ gia khác. Nhựa PVC là loại nhựa nhiệt dẻo tổng hợp, được sản xuất từ dầu thô hoặc nhân tạo các thành phần hóa học muối ăn. Đây là loại sàn có thể tiêu tán điện tích bằng phương pháp ESD. Sàn làm bằng gạch vinyl kiểm soát được các vấn đề tĩnh điện sinh ra từ bàn, ghế hoặc con người. Ví dụ đối với sàn thông thường, khi con người đi lại sẽ tạo ra dòng tĩnh điện 5000V, nhưng đối với sàn Vinyl chống tĩnh điện thì dòng điện sinh ra (nếu có) cũng chỉ nhỏ hơn 12V.

Ưu điểm của sàn vinyl:

  • Chống tĩnh điện.
  • Chống nước, dễ vệ sinh.
  • Có tính thẩm mỹ cao.
  • Dễ lắp đặt do có thể ghép các tấm vinyl với nhau.

Nhược điểm của sàn vinyl:

  • Có nhiều mạch nối, dễ bong tróc.
  • Bị hóa chất ăn mòn, khó sửa chữa.
  • Sàn có thể thoát ra khí độc hại, không thân thiện với môi trường.

Sơn epoxy antistatic là gì?

untitled5

Sơn epoxy antistatic hay còn gọi là sơn epoxy chống tĩnh điện là hệ thống epoxy hai thành phần A và B. Sơn Epoxy chống tĩnh điện có đầy đủ tất cả những tính năng của sơn Epoxy thông thường như tính thẩm mỹ, kháng khuẩn, chống mài mòn,..

Hơn thế, hệ thống sơn này còn có khả năng kiểm soát chống tĩnh điện, được thiết kế để bảo vệ bề mặt sàn – nơi hiện tượng tích điện xảy ra không mong muốn nhờ khả năng chống tĩnh điện tự thân hoặc mạch dây đồng. Hệ thống sơn Epoxy chống tĩnh điện như một lớp tiếp nối, dẫn các điện tích xuống đất giúp đảm bảo an toàn cho công nhân khi làm việc, chống bám bụi, chống cháy nổ, bảo vệ các thiết bị, nhà xưởng, phòng thí nghiệm.

Ưu điểm của sơn epoxy antistatic:

  • Chống tĩnh điện.
  • Tính thẩm mỹ cao.
  • Bề mặt hoàn thiện không mạch nối.
  • Kháng khuẩn, dễ vệ sinh.
  • Độ bám dính cao, chống mài mòn.
  • Kháng hóa chất, chịu trọng tải tốt.

Nhược điểm của sơn epoxy antistatic:

  • Đòi hỏi kỹ thuật thi công cao.
  • Một số loại sơn gốc dung môi không thân thiện với môi trường.

Từ những thông tin trên, APT Việt Nam mong muốn khách hàng có thể hiểu rõ hơn về những biện pháp chống tĩnh điện để lựa chọn được những sản phẩm phù hợp với nhà xưởng của mình.